Sau 3 năm triển khai chương trình doanh nghiệp hải sản cam kết chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã chỉ ra được những kết quả cơ bản và những khó khăn tồn tại.
*VOH: Thưa bà, bà chia sẻ những kết quả nổi bật mà VASEP đã đạt được trong việc triển khai chương trình Cam kết chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) trong thời gian qua?
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc: Qua 3 năm khắc phục thẻ vàng thì việc toàn quốc trong đó có Hiệp hội Vasep đã làm được là cam kết chống khai thác IUU trong toàn bộ doanh nghiệp hải sản.
Thứ 2 là đã góp ý tính pháp lý của nhà nước
Thứ ba là có những cái vấn đề liên đới về truyền thông, ví dụ Hiệp hội đã liên kết với doanh nghiệp, các cảng cá để làm tờ rơi, giúp ngư dân hiểu biết hơn về IUU.
Thứ tư là những vấn đề liên quan đến các cơ quan liên quan, liên đới chia sẻ thông tin để cho bên ngoài thấy rằng là Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, ngư dân đã có nỗ lực quyết liệt để giải quyết IUU, giúp Việt Nam ra khỏi thẻ vàng.
*VOH: Trong quá trình nỗ lực thực hiện những kết quả trên, mình gặp khó khăn và thuận lợi gì?
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc: Đó là nghề cá của Việt Nam, nghề cá của nhân dân cho nên để nghề cá phát triển bền vững, có trách nhiệm và công nghệ, công nghiệp thì phải có thời gian.
Quá trình 3 năm nói lên được 1 điều là mọi người đã thấy rõ việc quan trọng, nếu Việt Nam bị chuyển từ thẻ vàng qua thẻ đỏ thì thứ nhất chúng ta sẽ ảnh hưởng danh hiệu của Việt Nam. Thứ 2 là ảnh hưởng đến tất cả nghề cá. Khi bị thẻ đỏ thì hầu như EVFTA không có giá trị gì nhiều khi được lợi thế từ thuế quan.
Quá trình sắp tới thì bắt buộc không có cách nào khác phải làm sao để gỡ thẻ vàng, trở lại thẻ xanh và có khả năng phát triển ngành hải sản.
Việt Nam là một đất nước nghề cá, bờ biển dài trên 3000 cây số thì trọng tâm chủ yếu của Việt Nam là hải sản. Châu Âu cũng là một thị trường trọng tâm mà Việt Nam không thể bỏ qua được.
Nếu được gỡ thẻ vàng, ngoài chuyện được xuất vào châu Âu thì tương lai Việt Nam phải tự làm được hệ thống rõ ràng, minh bạch, từ đánh bắt đến nuôi trồng và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Việc xuất khẩu không chỉ vào châu Âu mà phải cho toàn thế giới.
Ngoài việc thông tin với ngư dân, các chi cục, hệ thống doanh nghiệp phải tự trang bị 1 hệ thống tốt hơn trong quá trình truyền thông tin qua các cơ sở nước ngoài. Đó là những vấn đề chưa làm được và sẽ phải làm được trong thời gian ngắn nhất có thể.
*VOH: Thời gian tới, chúng ta sẽ tập trung ưu tiên gỡ những điểm thắt nào là chính?
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc: Thứ nhất là gỡ thẻ vàng. Các thuyền tàu của Việt Nam không được vi phạm. Nếu còn bất kỳ 1 tàu nào vi phạm thì thẻ vàng không được gỡ. Việc trước tiên là bằng mọi cách, vừa giáo dục, răn đe, vừa thuyết phục, làm sao để ngư dân hoặc chủ tàu hiểu được rằng là chỉ cần vi phạm là thẻ vàng không được gỡ và rủi ro, nguy cơ bị thẻ đỏ.
*VOH: Theo báo cáo số liệu xuất khẩu 9 tháng năm 2020 đã giảm so với cùng kỳ, với nỗ lực hiện nay và trong thời gian tới, cùng với lợi thế từ EVFTA, thị trường xuất khẩu thủy sản vào các tháng cuối năm liệu có khởi sắc gì không?
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc: Khi có EVFTA thì tôm xuất khẩu có thuế suất bằng 0%. Cá ngừ ở những hàng đồ hộp thì có được 11.500 tấn dựa trên quota.
Tuy nhiên các mặt hàng khác của hải sản thì theo lộ trình từ 3 năm đến 7 năm để về thuế bằng 0%. Nếu Việt Nam còn giữ thẻ vàng, nếu mà nguy cơ đến thẻ đỏ thì EVFTA đối với hải sản còn xuống thấp nữa. Đó là lý do, là động lực để doanh nghiệp, ngư dân, Chính phủ phải đưa tay vào, làm sao giải quyết được chuyện lấy lại thẻ xanh hoặc trong 1 thời gian ngắn duy trì được thẻ vàng.
Năm nay, qua tháng 8, đến tháng 9 thì bắt đầu xuất khẩu có tăng vì tôm tăng. Như vậy năm nay khả năng có thể được 8,4 tỷ hoặc 8,5 tỷ cỡ đó, hy vọng bằng năm ngoái.
Nguồn: copy